Home
Tình trạng người lao động nước ngoài ở Việt Nam
Tình trạng người lao động nước ngoài ở Việt Nam
Tình trạng người lao động nước ngoài ở Việt Nam
Thứ Ba, 6 tháng 10, 20150 nhận xét
Với chính sách mở cửa kinh tế, số lượng lao động nước ngoài ở Việt Nam ngày càng tăng. Tuy nhiên, cần có một số lưu ý khi làm việc tại Việt Nam.
Tổng quan:
Sau khi gia nhập WTO năm 2007, chính phủ Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đây cũng là một cách thức để đẩy mạnh nền kinh tế Việt Nam. Việc những nhà đầu tư bắt đầu thiết lập kinh doanh ở Việt Nam dẫn đến nhu cầu lao động cao. Không chỉ lao động trong nước, nhiều công ty đang có xu hướng tuyển dụng nhân viên nước ngoài. Theo tờ Asia briefing, số lượng công nhân nước ngoài đến Việt Nam tăng mỗi năm, từ 52,633 người năm 2008, đến 55,428 năm 2009, và 56,929 năm 2010. Năm 2011, Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về số lượng nhân viên nước ngoài, đạt đến 78.440 người. Thủ tục xin giấy phép lao động nhanh nhất tại Việt Nam
Đối với xu hướng việc làm nước ngoài tại Việt Nam, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam tiến hành khảo sát với 83 công ty trong các lĩnh vực: hàng hóa dịch vụ ngân hàng, sản xuất, sản phẩm người tiêu dùng.
Đối với lý do họ thuê người lao động nước ngoài, 29% số người được hỏi nghĩ đến kinh nghiệm kỹ năng. Vấn đề thực tế, theo số liệu của CareerBuilder, tính đến năm 2011, Việt Nam đã có hơn 50 triệu nguồn lao động. Con số này cho thấy Việt Nam có một lực lượng lao động rất lớn nhưng nó không đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Với thực tế là lực lượng lao động Việt Nam thiếu chất lượng, tuyển dụng nhân viên nước ngoài có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao là lựa chọn hằng đầu của một số công ty. Việc này cũng đôi chút liên quan đến lý do thứ hai, "sự thiếu hụt các ứng cử viên trong nước” chiếm 27%. Ở Việt Nam, các công ty được phép thuê chuyên gia nước ngoài được quản lý điều hành, nếu người lao động địa phương không đáp ứng được tiêu chuẩn yêu cầu được nêu ra. Dịch vụ giấy phép lao động cho người nước ngoài
Trong khi đó, Tờ Vietnam briefing nghiên cứu rằng nhân viên nước ngoài chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đến Việt Nam theo hợp đồng. Một số người làm việc hoặc mở hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam.
Đối với phương pháp tuyển dụng lao động nước ngoài, thông thường họ được tuyển dụng ở nước ngoài và sử dụng nguồn lao động ngay tại công ty đó. Có trường hợp một số công ty tuyển dụng người nước ngoài tại Việt Nam. Có một trường hợp hiếm hoi khi một người nước ngoài bước vào công ty và đề nghị giúp đỡ.
Luật Việt Nam cho các công nhân nước ngoài
Visa
Theo tờ Mondq, người nước ngoài vào Việt Nam phải có hộ chiếu và thị thực hợp lệ và phải nói rõ mục đích cũng như thời gian lưu trú tại Việt Nam. Thị thực có thể được làm tại Văn phòng đại diện nước ngoài hay lãnh sự quán Việt Nam. Trong trường hợp, nếu người nước ngoài đã có mặt ở Việt Nam, thì có thể làm thị thực tại cơ quan quản lí xuất nhập cảnh Việt Nam. Thời gian hiệu lực tối đa của thị thực người nước ngoài ở Việt Nam là 12 tháng, nếu như họ có giấy phép lao động, họ có thể xin giấy phép tạm trú cho khoảng thời gian là 3 năm. Nếu hết hạn, thị thực không thể được gia hạn.
Giấy phép làm việc:
Theo Present-legal, đối với những nhân viên nước ngoài muốn được tuyển dụng và định cư tại Việt Nam, nếu họ đạt được những quy định phù hợp với luật pháp Việt Nam, họ sẽ được cấp giấy phép làm việc:
_Từ 18 tuổi trở lên
_Đủ sức khỏe để đáp ứng nhu cầu công việc
_Đối với chức quản lí, giám đốc điều hành và chuyên gia:
•Quản lý và giám đốc điều hành là những người trực tiếp quản lý công ty thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Hội đồng quản trị, các cổ đông công ty và các cấp ở mức độ tương đương sẽ giám sát hoạt động của họ.
•Các chuyên gia là người nước ngoài có chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm trong dịch vụ, kỹ thuật và quản lý.
•Những người làm việc trong các lĩnh vực như y tế y tế, dược phẩm, giáo dục phải có chứng chỉ theo quy định của Chính phủ Việt Nam liên quan đến ngành công nghiệp y tế và giáo dục.
_Lao động nước ngoài không có bất kỳ tiền án và bị truy tố hình sự, án hình sự theo quy định của Việt Nam và nước ngoài.
_Có giấy phép lao động do cơ quan bên Việt cấp.
Chi phí sinh hoạt tại Việt nam của người nước ngoài:
Sinh sống ở các nước khác nhau, lao động nước ngoài phải nghĩ đến việc thích ứng cũng như chi tiêu dành cho cuộc sống hàng ngày của họ.
Giá thuê nhà:
Người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam thường chọn căn hộ chất lượng cao để ở. Ngày xưa, rất khó để tìm căn hộ xây dựng tại địa phương có tiêu chuẩn cao về thiết kế, thuận tiện. Tuy nhiên, nhờ ứng dụng công nghệ cao và sự đổi mới trong lĩnh vực xây dựng, căn hộ cao cấp đã được hình thành, thậm chí có những căn hộ được thiết kế dành riêng cho người nước ngoài.
Theo tờ Business in Asia, tại hà Nội, khu đô thị Trung Hòa- Nhân Chính là nơi mà hầu hết người nước ngoài, nhất là Hàn Quốc, cư trú. Căn hộ trong khu vực này được thiết kế chuyên nghiệp và xây dựng vững chắc. Tương tự như vậy, khu dân cư Phú Mỹ Hưng ở Hồ Chí Minh là nơi ưa thích của không chỉ người nước ngoài mà còn là người giàu có ở Việt Nam. Nhiều người Việt Nam, bao gồm Khaisilk, nhà điều hành chuỗi nhà hàng và hãng thời trang cao cấp, có xu hướng mua nhà ở Phú Mỹ Hưng sau đó cho người nước ngoài thuê. Bảng dưới đây đã tóm tắt một số căn hộ dịch vụ nổi tiếng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh:
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Hanoi tower
Sedona suites
Indochina Plaza
Phú Mỹ Hưng
The Manor
Saigon Pearl
Sailing Tower
Sunrise city
Địa điểm
Giá
Căn hộ- 120m2
$800 đến $1,500
Căn hộ trong khu dân cư Phú Mỹ Hưng và Caputra
$600 đến $1,500
Căn hộ ở Hà Nội
Mức trung bình là $20/m2/ một tháng
Giá căn nhà chung cư
Mức giá 1 m2 dao động từ $1,200 đến hơn $4,000
Chi phí thực phẩm:
Tờ Expat arrivals nghiên cứu ở Việt Nam, có nhiều loại món ăn, từ phong cách phương Tây với món ăn truyền thống. Người nước ngoài có thể tìm thấy món ăn Việt Nam tại nhà hàng địa phương, các quầy hàng thực phẩm và lề đường. Ăn đồ ăn Tây trong các nhà hàng rất mắc tiền vì nhiều nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài và bị đánh thuế. Chi phí thường trong khoảng từ 160.000 đồng trở lên. Tờ Expat arrivals ước tính chi phí của tách cà phê Tây khoảng 104.225 đồng, trong khi đó, cà phê Việt Nam rẻ hơn nhiều với và không tới giá 10.000 đồng. Loại nước uống này có thể được tìm thấy trên đường phố.
Trái cây và rau trong siêu thị đắt hơn trong chợ.
Tờ Expat Arrivals đã tóm gọn lại chi phí sinh hoạt tại Việt Nam bao gồm thực phẩm và đồ uống, gia dụng, điện nước, ăn uống, vui chơi giải trí và dịch vụ. Tất cả đều được cập nhật vào năm 2013.
Thực phẩm
Phô mai(500gr)
70,000 VND
Trứng (12)
25,000 VND
Bánh mì trắng
20,000 VND
Coca cola
15,000 VND
Nước suối
6,000 VND
Cà chua
10,000 VND
Táo
40,000 VND
Sản phẩm hộ gia đình
Xà phòng
10,000 VND
Kem đánh răng
30,000 VND
Xà phòng gội đầu
40,000 VND
Dao cạo râu
60,000 VND
Tiện ích khác
Truyền hình cáp
120,000 VND
Điện
800,000 VND
Nước
200,000 VND
Xăng
23,000 VND
Ăn ngoài
Ba bữa ăn trong nhà hàng
300,000 VND
Thức ăn nhanh
30,000 VND
Cà phê trong quán
40,000 VND
Giải trí
Rượu
200,000 VND
Bia
20,000 VND - 40,000 VND
Vé đi bar
Vé vào cổng thường là VND100,000
Vé xem phim
40,000 VND
Dịch vụ
Thẻ thành viên tập thể dục (phí trả hằng năm cho một người)
1,000,000 VND
Giá cắt tóc nam
300,000 VND
Giá cắt tóc nữ
400,000 VND
Cắt móng tay
50,000 VND
Chăm sóc chân
50,000 VND
Đăng nhận xét